VBQPPL: - BLTTHS (các khoản 1 và 3 Điều 166) - Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP (tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I) |
|

● Khi Viện kiểm sát chuyển hồ sơ vụ án đến Tòa án, Thư ký cần kiểm tra số bút lục có trong hồ sơ vụ án, đối chiếu bản kê tài liệu với các tài liệu có trong hồ sơ xem đã đầy đủ hay chưa. Nếu chưa đầy đủ thì không nhận hồ sơ vụ án.
● Kiểm tra bản cáo trạng đã được giao cho bị can theo đúng quy định tại đoạn 3 khoản 1 Điều 166 của BLTTHS hay chưa. Nếu bản cáo trạng chưa được giao cho bị can thì không nhận hồ sơ vụ án.
● Trường hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đầy đủ so với bản kê tài liệu và bản cáo trạng đã được giao cho bị can thì căn cứ vào hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 mục 1 phần I Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP, Thư ký tiến hành nhận hồ sơ vụ án, lập biên bản giao nhận hồ sơ vụ án và lưu vào hồ sơ. Biên bản giao nhận hồ sơ vụ án cần có các nội dung chính sau: Thời gian giao nhận hồ sơ, địa điểm giao nhận, những người tiến hành giao nhận, thực hiện việc tiến hành giao nhận hồ sơ vụ án: tên bị can - loại hồ sơ vụ án (nếu có đồng phạm thì ghi thêm “và đồng phạm” sau tên của bị can đầu vụ), số bút lục có trong hồ sơ, lý do giao nhận hồ sơ, ngày giờ kết thúc việc giao nhận…
● Lưu ý: Khi kiểm tra các tài liệu có trong hồ sơ, Thư ký cần chú ý trong bản kê tài liệu thể hiện có các bản tài liệu gốc hay chỉ là các bản sao tài liệu để khi lập biên bản giao nhận hồ sơ vụ án cần ghi chú bản gốc cho chính xác. Ví dụ: trong hồ sơ vụ án tai nạn giao thông thường có bản chính giấy phép lái xe của bị can hoặc có khi chỉ là bản sao chụp giấy phép lái xe, thư ký cần lưu ý kiểm tra nếu là bản chính thì phải ghi rõ trong biên bản giao nhận hồ sơ vụ án là bản chính giấy phép lái xe của bị can.