● Thư ký căn cứ vào bản án gốc đã được HĐXX thông qua tại phòng nghị án, đánh máy thành các bản án chính khi Thẩm phán yêu cầu (đối với án hình sự theo mẫu bản án hình sự sơ thẩm ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP, đối với án dân sự theo mẫu bản án dân sự sơ thẩm ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP) kiểm tra và trình Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại và ký tên.
● Thực hiện việc giao, gửi hoặc niêm yết bản án theo quy định.
Lưu ý:
- Đối với bản án hình sự phải theo quy định tại Điều 229 BLTTHS và hướng dẫn tại mục 5 phần IV Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP.
- Đối với án dân sự phải theo quy định tại Điều 241 BLTTDS.
- Đối với án hành chính phải theo quy định tại Điều 166 LTTHC.
● Soạn thảo Thông báo kết quả xét xử trình Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa ký, gửi cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo cư trú hoặc làm việc.
● Giúp Thẩm phán cấp trích lục bản án hoặc bản sao bản án theo quy định tại Điều 229 BLTTHS và hướng dẫn tại mục 5 phần IV Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP đối với án hình sự, Điều 241 BLTTDS đối với án dân sự và Điều 166 LTTHC đối với án hành chính.
● Trong trường hợp xét xử có người vắng mặt tại phiên tòa thì việc cấp, tống đạt bản án phải được thực hiện theo đúng quy định. Tùy trường hợp có thể tống đạt trực tiếp hoặc có niêm yết công khai (thủ tục niêm yết xem ở Phần thứ tư). Việc cấp bản án trong trường hợp này có ý nghĩa rất quan trọng, vừa đảm bảo quyền kháng cáo của họ, vừa là căn cứ để tính thời hạn kháng cáo và xác định thời điểm bản án có hiệu lực pháp luật.
● Sắp xếp lại hồ sơ vụ án, đánh số thứ tự tiếp theo và lập bản kê tài liệu hồ sơ. Nếu hồ sơ vụ án có kháng cáo, kháng nghị thì chuyển lên cho Tòa án cấp phúc thẩm; nếu hồ sơ vụ án không có kháng cáo, kháng nghị hoặc kháng cáo quá hạn không được chấp nhận thì chuyển cho bộ phận lưu trữ.
Lưu ý: Đối với hồ sơ vụ án hình sự có bị cáo bị xử phạt tử hình thì dù không có kháng cáo, kháng nghị vẫn phải chuyển cho Ban Thư ký Toà án nhân dân tối cao.