Khi được phân công tham gia kiểm tra tính hợp pháp của kháng cáo, kháng nghị, Thư ký Tòa án sẽ xem xét các vấn đề sau đây:
● Về xác định chủ thể có quyền kháng cáo, giới hạn của việc kháng cáo bản án hoặc quyết định của Toà án cấp sơ thẩm: Cần căn cứ vào các điều 231, 232 BLTTHS; hướng dẫn tại mục 1 và mục 2 Phần I Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP. Cần chú ý quyền kháng cáo của người đại diện hợp pháp của người bị hại.
● Về chủ thể có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm: Xác định quyền kháng nghị của Viện kiểm sát theo quy định tại Điều 232 BLTTHS và hướng dẫn tại mục 2 Phần I Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP.
● Về xác định thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị và xác định ngày kháng cáo: Căn cứ vào Điều 234 BLTTHS và hướng dẫn tại mục 4 Phần I Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP.
● Việc thông báo kháng cáo, kháng nghị phải theo đúng quy định tại Điều 236 BLTTHS và hướng dẫn trong mục 6 Phần I Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP.
Thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị phải làm đúng theo mẫu số 01đ (ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP).