VBQPPL: - Luật trọng tài thương mại (Điều 48, 53) - BLTTDS (Chương VIII phần thứ nhất) - Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP - Pháp lệnh APLPTA (khoản 2 mục II Danh mục mức APLPTA ban hành kèm theo) |
● Các bên tranh chấp có thể yêu cầu Tòa án áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ BPKCTT.
● Khi tiếp nhận đơn yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT, Thư ký cần lưu ý:
- Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của đương sự là Tòa án có trụ sở tại địa phương nơi BPKCTT cần được áp dụng;
- Nếu trước khi yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT, người yêu cầu đã yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng BPKCTT và được chấp nhận thì nay người yêu cầu không còn quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT nữa, trừ trường hợp yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản (tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước), phong tỏa tài sản tại nơi gửi giữ hoặc phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ;
- Đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT phải bao gồm các nội dung chính là: ngày, tháng, năm viết đơn; tên, địa chỉ của người yêu cầu; tên, địa chỉ của người bị yêu cầu; tóm tắt nội dung tranh chấp; lý do áp dụng; biện pháp cụ thể cần áp dụng;
- Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải xuất trình các bản sao (được chứng thực hợp lệ) Đơn kiện và Thỏa thuận trọng tài và các chứng cứ chứng minh sự cần thiết phải áp dụng BPKCTT đó.
● Ngay sau khi nhận được đơn yêu cầu và các tài liệu, chứng cứ hợp lệ, Thư ký vào Sổ nhận đơn yêu cầu, lập biên bản giao nhận tài liệu theo thủ tục chung; sau đó, báo cáo người phụ trách trực tiếp (có thể là Trưởng phòng hành chính tư pháp của Tòa án, có thể là Thẩm phán phụ trách) để trình Chánh án Tòa án xem xét quyết định.
● Sau khi Chánh án quyết định cho thụ lý đơn yêu cầu và phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết, Thư ký thực hiện các công việc giúp Thẩm phán theo sự phân công của Thẩm phán, như: Dự thảo Thông báo nộp tạm ứng lệ phí (số tiền 500.000 đồng) và dự thảo các văn bản tố tụng khác như Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm, Quyết định áp dụng BPKCTT…, trình Thẩm phán ký, đóng dấu, lấy số hiệu văn bản, gửi cho các bên có liên quan, Viện kiểm sát cùng cấp.
Trong trường hợp một bên tranh chấp có đơn yêu cầu Tòa án thay đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ BPKCTT thì Tòa án phải xem xét giải quyết. Thủ tục xem xét yêu cầu thay đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ BPKCTT cũng được tiến hành tương tự như thủ tục áp dụng BPKCTT.
Lưu ý: Việc dự thảo các văn bản liên quan đến quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm, quyết định áp dụng, thay đổi, bổ sung hay hủy bỏ BPKCTT phải được tuân thủ theo đúng các mẫu văn bản tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP