Loading...
Skip to main content

  • VBQPPL:

    - Luật trọng tài thương mại (Điều 68, 69, 70, 71)

    - Nghị định số 25/NĐ-CP ngày 15/01/2004 (điểm d khoản 1 Điều 14

    Một bên tranh chấp có quyền yêu cầu Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài.

    Khi tiếp nhận đơn yêu cầu Tòa án hủy Quyết định trọng tài, Thư ký cần lưu ý:

    - Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi Hội đồng Trọng tài đã ra phán quyết trọng tài;

    - Thời hạn gửi đơn yêu cầu là 30 ngày, tính từ ngày người yêu cầu nhận được phán quyết trọng tài;

    - Đơn yêu cầu phải có các nội dung chủ yếu sau: Ngày, tháng, năm làm đơn; tên và địa chỉ của người yêu cầu; yêu cầu và căn cứ hủy phán quyết trọng tài;

    - Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải nộp bản chính (hoặc bản sao được chứng thực hợp lệ) phán quyết trọng tài, bản chính (hoặc bản sao được chứng thực hợp lệ) thỏa thuận trọng tài và các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp. Các tài liệu, chứng cứ có bản gốc bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực hợp lệ.

    ● Ngay sau khi nhận được đơn yêu cầu và các tài liệu, chứng cứ hợp lệ, Thư ký vào Sổ nhận đơn yêu cầu, lập biên bản giao nhận tài liệu theo thủ tục chung; sau đó, báo cáo người phụ trách trực tiếp (có thể là Trưởng phòng hành chính tư pháp của Tòa án, có thể là Thẩm phán phụ trách) để trình Chánh án Tòa án xem xét quyết định.

    ● Sau khi Chánh án quyết định cho thụ lý đơn yêu cầu và phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết, Thư ký thực hiện các công việc giúp Thẩm phán theo sự phân công của Thẩm phán, như:

    - Dự thảo Thông báo nộp tạm ứng lệ phí (số tiền 500.000 đồng), trình Thẩm phán ký, đóng dấu, lấy số hiệu văn bản, gửi cho bên yêu cầu.

    - Sau khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu, dự thảo Thông báo thụ lý đơn yêu cầu, trình Thẩm phán ký, đóng dấu, lấy số hiệu văn bản, sau đó gửi (hoặc tống đạt) cho Trung tâm trọng tài hoặc các Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

    - Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc trước ngày mở phiên họp, phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp nghiên cứu, kèm theo đó là lịch dự kiến mở phiên họp, để Viện kiểm sát phân công Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.

    - Việc giao nhận hồ sơ với Viện kiểm sát phải được lập thành văn bản và vào sổ theo dõi.

    - Căn cứ vào lịch phiên họp, làm giấy triệu tập các bên tranh chấp, người đại diện hợp pháp hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tranh chấp đến tham gia phiên họp.

    Thực hiện các công việc chuẩn bị cho phiên họp, ghi biên bản phiên họp.

    Sau khi kết thúc phiên họp, trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, phải dự thảo Quyết định của Tòa án, trình Thẩm phán ký, đóng dấu, lấy số hiệu văn bản; sau đó gửi bản sao Quyết định của Tòa án cho các bên tranh chấp, Trung tâm Trọng tài hoặc Hội đồng Trọng tài vụ việc và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

    Trình Thẩm phán chủ tọa phiên họp ký biên bản phiên họp, đóng dấu, lưu vào hồ sơ.

    Lưu ý: Quyết định của Tòa án là quyết định cuối cùng.

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM - SỔ TAY THƯ KÝ TÒA ÁN

Truy cập trong ngày:

Tổng số lượng truy cập:

Địa chỉ : 48 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại : 04.39363528 • Fax : 04.39363528
Email: banbientap@toaan.gov.vn , sotaythuky@toaan.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Ngô Tiến Hùng - Chánh Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao.

Giấy phép cung cấp thông tin trên Internet số 184/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử TANDTC (www.toaan.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.
Bản quyền thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

cdscv