Loading...
Skip to main content

  • VBQPPL:

    - BLLĐ (các điều 191, 192, 193, 194)

    - BLTTDS (các điều từ Điều 362 đến Điều 375 và Chương XXXI)

    Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

    · Thẩm phán phải xem xét tranh chấp lao động tập thể về quyền trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết đã tuân theo đúng trình tự mà pháp luật quy định chưa.

    · HGV lao động tiến hành hòa giải theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 188 BLLĐ.

    · Các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết khi:

    - Hết thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày HGV lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND mà HGV lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành theo quy định tại khoản 4 Điều 188 BLLĐ thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp (khoản 2 Điều 192 BLLĐ);

    - Đã hết thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp của một trong các bên do HGV không tiến hành hòa giải hoặc hòa giải không thành, mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết hạn 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập, Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết (khoản 5 Điều 193 BLLĐ);

    - Một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động (khoản 6 Điều 193 BLLĐ).

    · Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền tại Tòa án được thực hiện theo quy định của BLTTDS:

    - Trước tiên, Thẩm phán cần phải căn cứ Biên bản hòa giải không thành (nếu đã qua hòa giải) và quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động (nếu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết) để xác định nguyên nhân mâu thuẫn dẫn đến việc hòa giải không thành giữa NLĐ và NSDLĐ và lý do tập thể lao động chưa thỏa mãn với giải quyết của Ban trọng tài lao động, lý do NLĐ không chấp nhận hoặc lý do để NSDLĐ không đáp ứng các yêu cầu của tập thể NLĐ;

    - Thẩm phán cần xem xét những yêu cầu của tập thể NLĐ mà pháp luật lao động đã quy định đối với NLĐ trong BLLĐ và các văn bản pháp luật về lao động khác;

    - Căn cứ vào nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đã được đăng ký và các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác để xem xét giữa các yêu cầu của tập thể lao động với những gì mà NSDLĐ chưa thực hiện để bảo vệ các quyền cho tập thể NLĐ;

    - NSDLĐ đã giải quyết các quyền của tập thể lao động đến đâu so với yêu cầu của tập thể NLĐ; quan điểm của NSDLĐ và yêu cầu cụ thể của tập thể NLĐ.

    · Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM - SỔ TAY THẨM PHÁN

Truy cập trong ngày:

Tổng số lượng truy cập:

Địa chỉ: 48 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 04.39363528 • Fax : 04.39363528
Email: banbientap@toaan.gov.vn, sotaythuky@toaan.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Ngô Tiến Hùng - Chánh Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao.

Giấy phép cung cấp thông tin trên Internet số 184/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử TANDTC (www.toaan.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.
Bản quyền thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

ácdscv