Loading...
Skip to main content

Lượt xem: 649
1.4.2. Những nguyên tắc cơ bản, đặc thù trong tố tụng hình sự, dân sự, hành chính

VBQPPL:

- BLTTHS (các điều 13, 15, 16, 75 và 76)

- BLTTDS (các điều 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10)

- Luật TTHC (các điều 7, 8, 9, 10, 19 và 20)

  Trong tố tụng hình sự:

-  Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội. Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của BLTTHS (khoản 7 Điều 103 Hiến pháp 2013, Điều 16 BLTTHS);

-  Cần chú ý là trong một số trường hợp Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho bị cáo hoặc đề nghị Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý (Điều 76 BLTTHS);

-  Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội (Điều 13 BLTTHS);

-  Xác định sự thật của vụ án. Khi xét xử Toà án phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội (Điều 15 BLTTHS);

-  Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, trong đó có Thẩm phán, Hội thẩm. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội (Điều 15 BLTTHS).

  Trong tố tụng dân sự:

-  Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (Điều 4 BLTTDS);

-  Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự (Điều 5 BLTTDS);

-  Cung cấp chứng cứ và chứng minh là quyền và nghĩa vụ của đương sự; Toà án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp BLTTDS có quy định (Điều 6 và Điều 7 BLTTDS);

-  Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự (Điều 8 BLTTDS);

-  Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Điều 9 BLTTDS);

-  Toà án có trách nhiệm tiến hành hoà giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự theo quy định của BLTTDS (Điều 10 BLTTDS).

  Trong tố tụng hành chính:

-  Quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện (Điều 8 Luật TTHC);

-  Quyền và nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh (Điều 9 và Điều 10 Luật TTHC);

-  Quyền và nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng (Điều 55 Luật TTHC);

-  Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự (Điều 19 Luật TTHC);

-  Toà án có trách nhiệm tổ chức đối thoại và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự đối thoại với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của Luật TTHC (Điều 20 Luật TTHC).

Cập nhật lần cuối: 31/03/2023 00:00:00

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM - SỔ TAY THẨM PHÁN

Truy cập trong ngày:

Tổng số lượng truy cập:

Địa chỉ: 48 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 04.39363528 • Fax : 04.39363528
Email: banbientap@toaan.gov.vn, sotaythuky@toaan.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Ngô Tiến Hùng - Chánh Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao.

Giấy phép cung cấp thông tin trên Internet số 184/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử TANDTC (www.toaan.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.
Bản quyền thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

ácdscv