Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
· Tài sản chung của vợ chồng (Điều 33) gồm:
- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh;
- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung nếu vợ, chồng không có thỏa thuận khác;
- Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung;
- Tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Thỏa thuận có thể thỏa thuận sau khi có tài sản (nhập tài sản riêng vào tài sản chung) hoặc trước khi có tài sản (tài sản nào đó sẽ có trong tương lai);
- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
· Lưu ý:
- Trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung;
- Việc đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đứng tên một bên vợ hoặc chồng không đủ chứng cứ chứng minh đó là tài sản riêng (khoản 2 Điều 34);
- Tài sản chỉ do một bên vợ hoặc chồng tạo ra nhưng trong thời kỳ hôn nhân, kể cả đã ly thân cũng vẫn là trong thời kỳ hôn nhân, là tài sản chung của vợ chồng;
- Hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng trong thời kỳ thi hành Luật HN&GĐ 1986, 2000 không là tài sản chung;
- Luật HN&GĐ 1959 không quy định vợ chồng có tài sản riêng, mà quy định “vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”;
- Giai đoạn trước Luật HN&GĐ 1959 (trước 13/01/1960 ở miền Bắc, trước 25/3/1977 ở Miền Nam) vợ, chồng vẫn có tài sản chung và tài sản riêng. Tuy nhiên, nếu hôn nhân tiếp tục tồn tại sau thời điểm trên thì đều là tài sản chung.