Loading...
Skip to main content

Không ngừng phấn đấu, nỗ lực đổi mới, tạo động lực mới cho sự phát triển mạnh mẽ của các Tòa án trong tương lai

(08/01/2019 14:15)

Ba năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, kế thừa và phát huy những thành tích, kinh nghiệm công tác qua các thời kỳ, cùng với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, hệ thống Tòa án đã không ngừng phấn đấu, nỗ lực đổi mới, tạo nên những chuyển biến tích cực và sâu sắc trên tất cả các mặt công tác, đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước; đồng thời, tạo đà và động lực mới cho sự phát triển mạnh mẽ của các Tòa án trong tương lai. Hoạt động xét xử của các Tòa án, nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động tư pháp, tiếp tục được bảo đảm và nâng cao chất lượng bằng việc thực hiện đồng bộ 14 giải pháp mang tính chiến lược trong toàn hệ thống. Tinh thần “Trách nhiệm, kỷ cương, chất lượng, vì công lý” tiếp tục được đẩy mạnh, đã lan tỏa sâu rộng và thực chất, trở thành thông điệp hành động của đội ngũ cán bộ, Thẩm phán các TAND. Kết quả của việc thực hiện các giải pháp nêu trên đã truyền tải được nhiều tinh thần đổi mới của Nghị quyết 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, tạo những bước phát triển rất cơ bản đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của hệ thống Tòa án. Nổi bật là:

Thứ nhất, đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác theo quy định tại các Nghị quyết của Quốc hội về công tác tư pháp; đẩy nhanh tiến độ, xét xử nghiêm minh nhiều vụ án lớn về tham nhũng, góp phần ổn định chính trị - xã hội, phát triển đất nước

Trước công cuộc đổi mới của đất nước, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế ngày càng toàn diện, tình hình vi phạm và tội phạm, các tranh chấp diễn biến phức tạp hơn, gia tăng về số lượng, nguy hiểm về tính chất, đa dạng về thể loại, lớn hơn về quy mô, làm cho hoạt động xét xử của Tòa án ngày càng quá tải, tiếp tục đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi cao hơn đối với hệ thống Tòa án. Với mục tiêu bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, các Tòa án đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp đột phá và hoàn thành tốt nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động tư pháp.

Việc đổi mới phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp được các Tòa án thực hiện nghiêm túc, trong đó chất lượng tranh tụng, đòi hỏi của một nền dân chủ trong việc bảo vệ quyền con người tiếp tục được nâng lên giúp cho việc xét xử toàn diện và khách quan. Nguyên tắc suy đoán vô tội được bảo đảm thông qua việc thực hiện tốt quyền bào chữa của bị cáo. Quyền dân sự của tổ chức, cá nhân được bảo vệ triệt để với nguyên tắc “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng”. Chỉ riêng trong năm 2018, đã có hàng nghìn phiên tòa rút kinh nghiệm quy mô ở các cấp Tòa án được tổ chức nghiêm túc; có trên 210.000 bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Đây là những giải pháp căn cơ để nâng cao ý thức trách nhiệm, kỷ luật và năng lực chuyên môn của các Thẩm phán, là tiền đề làm nên chất lượng công tác xét xử. Theo đó, tiến độ giải quyết các vụ của các Tòa án liên tục được đẩy mạnh, chất lượng xét không ngừng được nâng lên. Trong 03 năm qua (từ 2016 - 2018), các Tòa án thụ lý 1.438.845 vụ việc, tăng 205.622 vụ, tương đương 16,6% so với giai đoạn trước đó (từ 2012 - 2015); đã giải quyết được 1.379.709 vụ, tăng 212.167 vụ, tương đương 18,2% so với giai đoạn 2012-2015, đạt tỷ lệ 95,9%. Tỷ lệ án bị huỷ, sửa do lỗi chủ quan tiếp tục được hạn chế (1,16% trong giai đoạn 2016 - 2018, giảm 0,39% so với giai đoạn 2012 - 2015), đáp ứng yêu cầu của Quốc hội đề ra tại các Nghị quyết về công tác tư pháp.

image

Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình tặng hoa Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Đặc biệt, việc xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án tham nhũng lớn trong thời gian vừa qua như: vụ án Trịnh Xuân Thanh; vụ án Đinh La Thăng; vụ án Phạm Công Danh, vụ án Phan Văn Anh Vũ... là điểm sáng trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, được Đảng, Quốc hội đánh giá cao, đã tạo hiệu ứng tích cực trong xã hội, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, góp phần quan trọng ổn định chính trị - xã hội, tạo môi trường tin cậy, hấp dẫn, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước.

Thứ hai, chủ động, tích cực, trách nhiệm trong công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế; đột phá mạnh mẽ trong công tác hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ, góp phẩn nâng cao hiệu quả công tác xét xử, tăng cường pháp chế trong hoạt động tư pháp

TANDTC đã hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng thể chế, bảo đảm chất lượng, tiến độ xây dựng Dự án Bộ luật Tố tụng dân sự, Dự án Luật Tố tụng hành chính được Quốc hội thông qua với tỷ lệ biểu quyết tán thành cao; chủ động, tích cực và trách nhiệm trong quá trình tham gia xây dựng các đạo luật quan trọng về tư pháp, như: Bộ luật Hình sự; Bộ luật Tố tụng hình sự; Bộ luật Dân sự; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam; Luật Thi hành án hình sự; Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật Đặc xá...

Để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, trên cơ sở tổng kết thực tiễn xét xử, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế, triển khai thí điểm, TANDTC đã đề xuất và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp nhận cho chủ trì biên soạn Luật Hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính. Đây là giải pháp căn cơ nhằm giảm tải